LỢI THẾ ĐẦU TƯ
Vị trí địa lý giao thông thuận lợi Quốc lộ 13 và quốc lộ 14 giao nhau tại Bình Phước là tuyến giao thông quan trọng nối Tây nguyên và các tỉnh khác trong khu vực.
- Lực lượng lao động dồi dào (hơn 500.000 lao động), trẻ, khỏe, cần cù có thể nhanh chóng tuyển dụng, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh tận dụng đưa vào sản xuất, chế biến công nghiệp.
- Các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của tỉnh như: cao su, điều, cà phê, trái cây… là những loại cây có giá trị cao, năng suất lớn, còn nhiều tiềm năng cho việc khai thác.
- Quỹ đất dành cho sản xuất công nghiệp đã được chuẩn bị sẵn, tại các vị trí thuận lợi về giao thông, hạ tầng trong đó: 08 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với diện tích khoảng 5.205 ha, các KCN dự kiến mở rộng và bổ sung 18.369 ha, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư 28.364 ha, các Cụm công nghiệp đã được quy hoạch 1.101 ha
- Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư như: bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, hải quan đảm bảo tính kinh tế và hiệu quả cho nhà đầu tư.
- Thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế “một cửa liên thông” đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ
- Ưu tiên và khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến các loại nguyên liệu sản xuất trong tỉnh như:
- Sản xuất các sản phẩm công nghiệp sử dụng từ nguyên liệu là cao su đã qua sơ chế (săm lốp ô tô và các sản phẩm khác).
- Chế biến nông sản, trái cây, sản xuất thức ăn gia súc
- Chăn nuôi đại gia súc, chế biến thịt…
- Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trong các lĩnh vực như điện, điện tử, cơ khí các loại, may mặc, giày da, chế biến cơ khí các loại, may mặc, giày da, chế biến nguyên liệu gỗ, sản xuất gia công phụ tùng công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, cấp thoát nước.
- Khuyến khích đầu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dự án BOT, trung tâm thương mại, chợ, khu kinh tế cửa khẩu, thể dục thể thao, du lịch, khu vui chơi giải trí, khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên.
- Không khuyến khích và hạn chế đầu tư vào các ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao như chế biến mủ cao su (sơ chế), chế biến tinh bột sắn, khai thác khoáng sản và sản suất vật liệu xây dựng thủ công… có nước thải, khí thải, bã thải tác động môi trường cao.